Cà Phê trong tôn giáo và chính trị Cà_phê

Một trong những người ưa chuộng cà phê sớm nhất là các tín đồ theo đạo Hồi. Họ luôn phải thức đêm để cầu nguyện. Khi cà phê trở nên thông dụng thì cũng là lúc nhiều vấn đề gây tranh cãi nảy sinh. Lo sợ những quán cà phê mọc lên ở khắp nơi sẽ là địa điểm tập hợp các phần tử chống đối, chính quyền tại MeccaCairo đã cố gắng cấm loại đồ uống này. Việc cấm đoán này không mang lại hiệu quả gì.[20]

Có câu chuyện kể rằng, khi cà phê du nhập vào châu Âu năm 1500, các giáo sĩ tại Vatican chỉ trích rằng đó là loại thức uống đáng ghê tởm của quỷ Satan, của những kẻ theo Hồi giáo và chống lại Kitô giáo. Vì thế nó phải bị cấm. Khi Giáo hoàng Clement VIII đến, ông nếm thử hạt cà phê và rất thích. Ông đã ban phước cho loại hạt này. Ông nói: "Đồ uống của quỷ Satan thật ngon. Thật đáng tiếc nếu chỉ để những người không theo đạo dùng nó. Chúng ta sẽ chơi lại quỷ Satan bằng cách rửa tội cho loại đồ uống này và khiến nó trở thành một đồ uống Kitô giáo đích thực". Với lời ban phước của Giáo hoàng, cà phê nhanh chóng chinh phục châu Âu và trở thành thức uống buổi sáng được ưa chuộng cho đến ngày nay.[21]

Khi sự xuất hiện của các quán cà phê Starbuck tràn ngập trên đường phố, chúng ta có thể nghĩ đây mới là thời đại hoàng kim của cà phê nhưng không gì có thể sánh được với sự ưa chuộng nó ở Trung Đông vào những năm 1500. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, một phụ nữ có thể li dị chồng nếu anh ta không cung cấp đủ cà phê cho cô ta.[22]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cà_phê http://www.mnn.com/food/beverages/stories/how-coff... http://www.web-books.com/Classics/ON/B0/B701/TOC.h... http://adsabs.harvard.edu/abs/2016PLoSO..1147056L http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160909-tai-sao-viet-na... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2759236 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4729676 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17956855 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/26677204 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/26816289 //dx.doi.org/10.1007%2Fs11947-011-0565-z